Thứ Năm, 21 tháng 1, 2016

Mẹo lái xe ô tô an toàn vào ban đêm

Khoảng thời gian từ 12 giờ đêm đến 6 giờ sáng là thời gian xảy ra tại nạn xe ô tô nhiều nhất so với các thời gian khác trong ngày. Các bạn học lái xe ô tô có thể hạn chế lái xe vào ban đêm để giảm rủi ro tai nạn. Tuy nhiên, vào những ngày nghỉ lễ sắp tới có thể buộc bạn phải lái xe nguyên đêm để đến một nơi yêu thích nào đó. Trong các tình huống như vậy, bạn nên tham khảo các chỉ dẫn sau để có một sự chuẩn bị tốt và an toàn khi lái xe ban đêm.


1. Kiểm tra kỹ hệ thống đèn, đèn cốt & pha (tiếng Pháp: Code & Phares) phải được chỉnh đúng hướng và hệ thống đèn phải hoạt động tốt.

2. Lau tất cả các đèn và kính xe sạch sẽ giúp bạn tăng thên tầm quan sát khi điều kiển xe trong đêm. Khi đang lái xe, nếu kính xe bị dơ do các con bọ bám vào, nên cho xe dừng lại và lau sạch sẽ.
3. Phải biết sử dụng đèn cốt và pha đúng cách. Chỉ sử dụng đèn Pha khi không có xe đi ngược chiều vì hai đèn pha cùng một lúc có thể gây chói cho xe đối diện và có thể đụng đầu xe với nhau.

4. Không nên chạy xe với tốc độ cao, đặc biệt khi lái xe ở các con đường nhỏ mà không có các miếng phản quang nhỏ, nên theo nguyên tắc "bốn giây". Theo nguyên tắc này, bạn lấy điểm sáng xa nhất mà đèn cốt rọi tới rồi bắt đầu đếm bốn giây. Nếu bạn vượt qua điểm sáng dưới bốn giây thì bạn đang chạy ở tốc độ cao và nên giảm tốc độ xuống. Nếu bạn vượt qua điểm sáng đó trong vòng 2 hoặc 3 giây thì chỉ có thể chấp nhận khi bạn đang điều khiển xe trên xa lộ có các miếng phản quang.

5. Không được nhìn đèn pha của xe ngược chiều. Nên tập trung nhìn vào góc đường phía trước và các vật dụng sáng, vì khi bạn nhìn vào đèn pha phía trước sẽ làm mắt của bạn hoa trong 5 giây để trở lại trạng thái ban đầu.

6. Mở rộng tầm quan sát của mắt. Nên giữ cho mắt bạn di chuyển từ hướng này sang hướng khác thay vì chỉ tập trung vào 1 điểm phía trước, việc này giúp cho mắt có thể điều chỉnh tốt trong tối và giúp tránh trạng thái "bị thôi miên trên xa lộ", một trạng thái làm cho tốc độ xử lý của mắt bị giảm đi.

7. Đeo kính mát khi lái xe ban ngày. Đeo kính mát khi lái xe vào ban ngày sẽ giúp cho mắt bạn nhạy hơn khi lái xe vào ban đêm.

8. Nên mang theo bảng báo hiệu có phản quang phòng hờ khi xe bị hư giữa đường. Cất giữ chúng ở nơi và bạn có thể dễ dàng lấy trong trường hợp khẩn cấp.

9. Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi nên dừng xe vào lề đường để nghỉ ngơi và ngủ nếu bạn cảm thấy buồn ngủ. Café không thể nào thay thế cho giấc ngủ của bạn hay mở nhạc lớn hoặc quay kính xe xuống. Bạn nên nghỉ 2 tiếng một lần mặc dù bạn không cảm thấy buồn ngủ.

Thứ Tư, 20 tháng 1, 2016

Lái xe an toàn hơn với túi khí - phao cứu sinh trên xe ô tô

Khi đang lưu thông trên đường thì chắc chắn là không một ai muốn sảy ra tai nạn cả. Nhưng nếu điều không may đó có xảy ra với bạn, bạn sẽ mong muốn nhất điều gì khi đó? Đa số mọi người trong thời điểm đó sẽ mong cho túi khí bung ra kịp thời để cứu mạng mình. Để học lái xe ô tô an toàn hơn, túi khí có lẽ là chiếc phao cứu sinh trên xe ô tô duy nhất mà bạn có để đảm bảo sự sống khi sảy ra tai nạn giao thông.

Ngày nay, hầu như mọi chiếc xe được sản xuất ra trên thế giới đều được trang bị túi khí. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về cấu tạo cũng như hoạt động của túi khí từ lúc bung ra, căng phồng bảo vệ người lái cho tới lúc xẹp đi nhanh chóng.

Cấu tạo và hoạt động của túi khí
túi khí trên xe ô tô


Túi khí là trang bị duy nhất trên xe hơi chỉ được sử dụng một lần, khi bắt đầu hoạt động cũng là lúc nó sẽ tự làm hỏng chính nó. Va chạm dù là chính diện hay bên sườn đều sẽ kích hoạt một loạt các cảm biến của xe bao gồm: cảm biến gia tốc, cảm biến va chạm, cảm biết áp suất sườn, cảm biến áp suất phanh, con quay hồi chuyển, cảm biến trên ghế.

Khi hệ thống khí nén dùng để làm căng phồng túi khí có vẻ không hiệu quả như mong muốn, các kĩ sư đã nảy ra ý tưởng khá hay, họ thiết kế hệ thống làm phồng túi khí dựa trên nguyên tắc làm việc của tên lửa đẩy. Mỗi túi khí kết hợp với một “thiết bị phóng” do hệ thống điện tử điều khiển nằm trong một lớp hỗn hợp gồm Natri, Kali Nitrate dễ cháy. Khi được kích hoạt bộ điều khiển sẽ làm cháy các hợp chất trên, việc đốt cháy sẽ tạo ra các phản ứng hoá học chuyển hoá hợp chất thành khí Natri, khí Hydro, Oxy lấp đầy phần túi khí nylon.
cấu tạo của túi khí trên xe ô tô

Tất cả những cảm biến này đều kết nối tới bộ điều khiển túi khí ACU – bộ não đặc biệt của hệ thống túi khí. Khi nhận ra thời điểm triển khai hoạt động của túi khí hợp lý, ACU bắt đầu kích hoạt việc bơm phồng các túi khí.

Lượng khí gas lớn nén trong thể tích nhỏ buộc túi khí bung ra khỏi vô-lăng hay các vị trí lắp đặt khác với vận tốc 320 km/h, toàn bộ quá trình này diễn ra trong khoảng thời gian 0,04 giây. Tốc độ này còn nhanh hơn gấp 5 lần tốc độ chớp mắt trung bình của con người.

Giai đoạn cuối cùng của túi khí sau khi bung là xẹp hơi, quá trình này cũng diễn ra ngay lập tức sau khi quá trình bơm phồng hoàn thành. Lượng khí ga sẽ thoát ra ngoài thông qua các lỗ thông hơi trên bề mặt túi khí, điều này cũng giúp cho người bị tai nạn tránh được các chấn thương bởi các tác động lớn. Một hiệu ứng khác của việc xẹp là xuất hiện các hạt bụi, đó chủ yếu là… bột ngô và bột tan có tác dụng bôi trơn túi khí. Ban đầu, các hoá chất sử dụng trong túi khí bị e ngại ảnh hưởng tới sức khoẻ con người, nhưng ngày nay nghi ngờ đó đã biết mất, hệ thống túi hiện tại chỉ gây ra vài kích ứng nhẹ ở cổ họng và mắt.

Lắp đặt túi khí trên xe ô tô

lắp đặt túi khí trên xe ô tô



Lần đầu tiên túi khí bên thành xe và túi khí bảo vệ vai được đưa vào danh mục tuỳ chọn là vào năm 1995 ở mẫu Volvo 850. Ba năm sau đó, chính phủ liên bang Mỹ yêu cầu trang bị túi khí kép phía trước bảo vệ hai người ngồi hàng ghế đầu cho tất cả các dòng xe ôtô chở người. Tới năm 2006, Honda mới đưa túi khí vào trang bị cho mô tô.

Trên xe ô tô, phổ biến nhất vẫn là lắp túi khí ở phía trước người lái và hành khách, trên mặt vô lăng và táp lô. Túi khí có thể căng phồng trong khoảng thời gian rất nhỏ để ngăn ngừa hành khách va đập vào các chi tiết của nội thất khi xảy ra va chạm từ những vụ va chạm có tính chất vừa phải cho tới nghiêm trọng. Ở những va chạm chính diện tốc độ thấp, hệ thống túi khí tiên tiến cung cấp những mức độ bảo vệ khác nhau bằng cách bơm phồng túi khí với áp suất ít hơn hoặc không kích hoạt túi khí phía trước.

Loại túi khí phổ biến thứ hai là túi khí gắn bên sườn xe – side airbag (SAB) – hiển nhiên chỉ hoạt động khi có va chạm ở bên sườn thân xe, khi đó SAB sẽ bảo vệ đầu và vai tránh được chấn thương. SAB có tất cả ba loại chính: túi khí bảo vệ khu vực ngang ngực, túi khí bảo vệ khu vực ngang đầu và loại cuối cùng là kết hợp bảo vệ hai khu vực trên. Cục an toàn giao thông đường bộ Mỹ NHTSA tính trung bình có tới 60% số người tử vong trong các va chạm bên sườn có nguyên nhân do bị chấn thương sọ não. Khi so sánh những chiếc xe không trang bị SAB với những chiếc xe có trang bị, NHTSA cũng ước tính rằng mỗi năm có tới 976 người được cứu sống nếu có túi khí sườn và 932 người sẽ gặp tai nạn nghiêm trọng nếu thiếu đi túi khí này.
an toàn hơn với túi khí ô tô

Ngoài túi khí trước và túi khí sườn, một vài loại túi khí khác ít được biết đến như túi khí đầu gối mà Mercedes-Benz trang bị cho mẫu SLR McLaren hay túi khí mành phía sau được Toyota giới thiệu trong mẫu iQ vào năm 2008. Ngoài ra Toyota cũng giới thiệu túi khí trung tâm phía sau vào năm 2009 để bảo vệ người ngồi sau trong trường hợp gặp phải các va chạm bên sườn xe. Trên một số mẫu xe hiện đại ngày nay còn được trang bị cả túi khí bên ngoài kính lái nhằm cứu mạng cho người bị va chạm với xe ô tô.

Cách chọn bình cứu hỏa dùng trên xe ô tô chuẩn

Giữa tháng 11- 2015 vừa qua, Bộ Công An vừa ban hành Thông tư 57, quy định ô tô từ 4 chỗ trở lên phải trang bị một bình bột loại dưới 4 kg hoặc bình bọt loại dưới 5 lít hoặc bình nước với chất phụ gia chữa cháy dưới 5 lít, bình khí CO2 loại dưới 4 kg kèm theo mức phạt tiền đối với các vi phạm từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng.

Thứ Sáu, 15 tháng 1, 2016

Những sai lầm mà các tài xế mới thường mắc phải

Một số lời khuyên của các trạm bảo trì, sửa chữa xe hơi thường quá cẩn thận, gây lãng phí cho các bác tài mới. Dưới đây là bài viết dành cho những người mới làm quen với vô lăng. Nếu bạn đang tìm hiểu cách hướng dẫn học lái xe ô tô hoặc là lái xe có nhiều kinh nghiệm, bạn cũng nên liếc qua bài viết và có ý kiến đóng góp với người mới.

Sai lầm số 1 : Thay dầu nhờn quá sớm


thay dầu xe ô tô

Nhiều năm qua, các dich vụ bảo dưỡng xe khuyên khách hàng nên thay dầu nhờn mỗi khi đi được 4.800 km, và đã tạo được lòng tin ở nhiều người trong chúng ta. Thay dầu nhờn quá sớm không làm hỏng xe, nhưng làm chúng ta tốn tiền bạc và thời gian.

Xe đời mới thường đòi hỏi thay dầu nhờn mỗi 12.000 km. Một số loại dầu tổng hợp thậm chí còn tuyên bố 24.000 km mới cần thay. Điều này có thể khiến bạn nghĩ là quá dài. Tốt nhất là thay dầu nhờn theo hướng dẫn sử dụng kèm theo xe.

Sai lầm số 2 : Sử dụng xăng cao cấp xe mạnh hơn.

lốp xe ô tô


Trị số ốc tan 87 được xếp vào loại xăng thông thường, 89 là loại xăng trung bình, trên 92 là xăng cao cấp. Sử dụng loại xăng nào tùy thuộc vào hệ số nén của động cơ, hệ số nén dưới 8:1 nên sử dụng xăng thường, hệ số nén trên 8:1 nên sử dụng xăng trung bình, hệ số nén của động cơ trên 9:1 nên sử dụng xăng cao cấp có trị số ốc tan 92 trở lên.

Xe có hệ số nén cao sử dụng xăng thông thường sẽ gặp hiện tượng kích nổ sớm khiến động cơ bị mất công suất. Ngược lại xe hệ số nén thấp sử dụng xăng cao cấp không hại gì nhưng cũng không tăng được hiệu suất, chỉ tốn tiền vô ích.

Một số người cho rằng xăng cao cấp có thêm phụ gia tẩy rửa làm sạch vòi phun nhiên liệu. Điều này phụ thuộc vào từng quốc gia, ở Mỹ, EPA quy định tất cả các loại xăng đều có phụ gia tấy rửa, không chỉ riêng xăng cao cấp mới có. Vì vậy xe bạn sử dụng loại xăng nào phù hợp? cách tốt nhất là tham khảo hướng dẫn sử dụng kèm theo xe. Đừng bao giờ nghĩ rằng xe chỉ số ốc tan cao hơn là tốt hơn.

Sai lầm số 3 : Thường xuyên sử dụng sáp đánh bóng bảng đồng hồ điều khiển và lốp xe.

Qua thời gian sử dụng bảng điều khiển sẽ bị bám bụi và lốp xe bị mất đi độ bóng tuy nhiên sử dụng sáp đánh bóng lợi bất cập hại. Các chuyên gia cho rằng bảng điều khiển bóng loáng sẽ làm chói mắt, ngoài ra hóa chất trong sáp sẽ làm cho bảng điều khiển mau bị lão hóa. Lốp xe cũng thế, hóa chất trong sáp bóng sẽ tẩy đi lớp bảo vệ cao su lốp, khiến lốp mau bị nứt.


Các nhà sản xuất thường sản xuất bảng điều khiển bằng vật liệu bóng mờ để không làm chói mắt. Chỉ nên lau bụi bảng điều khiển bằng khăn ướt và cọ rửa lốp bằng xà phòng nhẹ, bàn chải mềm và nước sạch.

Sai lầm số 4 : Trả hộp số về N khi ngừng ở đèn đỏ (đối với số AT).

Chuyện không tưởng này bắt nguồn từ ý tưởng rằng nếu cứ để ở số D (Drive) trong khi đạp phanh sẽ phí phạm xăng và tạo ra những hao mòn không đáng cho hộp số. Thật ra thì việc bào mòn của máy và hao phí xăng rất là ít.

Nếu cứ thường xuyên chuyển từ N sang D, rồi thì đạp ga mỗi khi đèn xanh bật lên có thể bào mòn hộp số, hệ thống truyền động mặc dù chỉ một ít. Nói cho cùng dù có để cần lái ở số D thì cũng chẳng ai đo lường mức độ thiệt hại hay không của nó, chẳng qua là một số tài xế có thói quen với cái tay hay táy máy của mình trên cần lái. Đối với những người này (thích trả về số N khi gặp đèn đỏ) nên lái những chiếc xe hộp số tay.

Sai lầm số 5: Nói chuyện điện qua tai nghe để rảnh tay điều khiển xe là an toàn.
vừa lái xe vừa nghe điện thoại


Chuyện xấu hay tốt hãy để bạn tự phán quyết, ở đây chúng tôi chỉ nêu ra số liệu thống kê. Theo Cơ quan An toàn Giao thông, ước tính 1 trong 12 người độ tuổi từ 18 đến 24 luôn sử dụng điện thoại di động khi lái xe. Cảnh sát giao thông cho biết 1/4 tai nạn giao thông do nguyên nhân lái xe bị phân tâm và điện thoại di động góp phần quan trọng. Người gây tai nạn thường không cầm điện thoại di động trên tay và họ cũng không điều khiển xe bằng 1 tay. Điều này chứng tỏ tai nghe không giúp bạn khỏi bị phân tâm.

Sai lầm số 6 : Bạn không cần thắt đai an toàn nếu ngồi ghế sau
không thắt dây an toàn


Rất ít khi ra mặt ủng hộ việc này nhưng hành động của họ thể hiện rõ ràng hơn lời nói. Có 2 nguy cơ do việc không thắt đai an toàn khi ngồi ghế sau : một là chính bản thân họ có thể bị chấn thương nặng khi xe bị lăn tròn. Hai là họ sẽ trở thành viên đạn bắn vào các thành viên khác ngồi trên xe nếu xảy ra va chạm.

Sai lầm số 7 : Không khóa cửa để nhân viên cứu hộ dễ đem mình ra sau khi xảy ra tai nạn.

Điều này nghe có vẻ hợp lý, phải không? Không. Không khóa cửa có thể khiến bạn bị văng khỏi xe khi xẩy ra va chạm, mỗi năm ở Mỹ có khoảng 10.000 người bị tử vong do văng khỏi xe. Cửa xe của một số xe đời mới có thể sẽ tự động mở khóa khi túi khí được kích hoạt, và thậm chí cửa vẫn bị khóa, nhân viên cứu hộ vẫn có thể phá cửa để tiếp cận với hành khách trong xe. Khóa cửa là biện pháp tốt để bảo vệ hành khách trong xe.

Sai lầm số 8 : Cầm vô lăng quá thấp.

Hãy đọc và làm theo lời khuyên của NHTSA : Tay lái không hướng vào đầu mà hướng vào xương ức với khoảng cách khoảng 25,4 cm. Nhưng hãy coi chừng,nếu để tay lái thấp quá và tài xế có thói quen lái 1 tay có khuynh hướng để tay mình lên đầu tay lái (vị trí 12 giờ) nên khi bị va chạm, túi khí bung ra từ dưới lên có thể làm gẫy tay.

Lưu ý là nên để cả 2 tay lên vô lăng, 1 ở vị trí khoảng 3 giờ và 1 ở vị trí 9 giờ và ngồi thẳng cách tay lái 16 cm là được. Ngồi như thế có thể lúc đầu không được thoải mái, nhưng lâu dầu sẽ quen, có như thế mới cứu được mạng sống của bạn khi bị đụng xe.


Theo Cars.com​

Tổng quan các bộ phận của xe ô tô



Trên ô tô có rất nhiều hệ thống làm việc đồng thời: động cơ, hệ thống bôi trơn, hệ thống điều hòa, hệ thống điện...Nói chúng là chúng ta chưa cần quan tâm gì tới tất cả các hệ thống đó. Chỉ biết rằng là nó liên quan tới nhau và giúp cho chiếc xe có thể chuyển động được 1 cách an toàn và tiện nghi cho con người.

Cách học lái xe ô tô nhanh nhất đầu tiên và quan trọng nhất cần phải học, đó chính là ĐỘNG CƠ - ĐÓ LÀ TRÁI TIM CỦA XE. Trung tâm đào tạo lái xe Đào Vũ xin giới thiệu về động cơ trước sau đó sẽ tìm hiểu các hệ thống phụ trợ liên quan động cơ, rồi mở rộng ra dần các bộ phận khác của động cơ ô tô.


1. Tổng quan động cơ xe ô tô
Khi bạn mở nắp capo ở mũi xe lên thì động cơ sẽ nằm ở đâu? Đó là toàn bộ cụm phần bên dưới nắp đen có chữ VVT-i và biểu tượng TOYOTA đấy (tùy mỗi xe có chữ khác nhau, có thể là DOHC chẳng hạn...) Đừng hỏi VVT-i hay DOHC là cái gì, loạn đấy. Chưa đến lúc phải hiểu cái đó.
tổng quan động cơ bên trong của ô tô
 


Chúng ta sẽ học về động cơ xăng trước, đừng quan tâm tới động cơ diesel.
Vậy làm thế nào mà động cơ nó chạy được nhỉ?
Hãy tưởng tượng động cơ là 1 cái hộp, trong cái hộp đó có 4 cái xilanh (giống xi lanh mấy y tá hay tiêm ấy), trong 4 xi lanh có 4 piston, và 4 cái piston ấy nó được xếp thẳng hàng và gắn trên 1 cái trục nằm ngang, trục này đâm xuyên qua cái hộp ra ngoài.

Khi piston trong mỗi xi lanh chạy lên chạy xuống sẽ làm quay cái trục này, trục này được dẫn qua 1 cơ cấu truyền động ra từng bánh xe làm bánh xe quay.

động cơ xăng


Để ý xem cái trục mình nói ở trên là cái phần trục xanh lá cây trong hình 1 đó, trục này gọi là Trục khuỷu. Bây giờ chúng ta chưa cần quan tâm cái piston nó chuyển động ra sao và tại sao nó chuyển động được, chúng ta mặc định là nó chuyển động và làm trục khuỷu quay. Và từ trục khuỷu này nó sẽ truyền động sang hộp số... tới các bánh xe làm xe chuyển động.

2: Pittong làm trục khuỷu quay như thế nào?
Hãy xem cái cụm pittong và trục khuỷu nó nằm trong khoang động cơ ra sao.
 
pitton và trục khuỷu



Ok, bài trước chúng ta hiểu pittong làm quay trục khuỷu, trục khuỷu thông qua 1 số các bộ phận truyền động khác (hộp số, ly hợp, trục các đăng...) làm quay bánh xe. Tạm thời ta chưa quan tâm tại sao pittong nó chuyển động lên xuống được và hộp số, ly hợp...là cái gì. Ta cùng xem xét pittong nó làm trục khuỷu quay ra làm sao. Hãy xem hình dáng của trục khuỷu



Cách mà pittong được gắn vào trục khuỷu




Và cách mà pittong làm cho trục khuỷu quay


Chúng ta thấy là 4 pittong có 4 cái cần màu xanh da trời nối với trục khuỷu (cần này gọi là thanh truyền, nhiều bác gọi là tay biên, tay dên). Khi pittong chuyển động lên xuống sẽ làm chuyển động tay biên, tay biên sẽ làm quay trục khuỷu.


3. Cấu tạo chi tiết của pittong, tay biên và trục khuỷu
Piston

 

Chúng ta thấy trên phần thân piston (phần gần phía trên đầu) có 3 rãnh nhỏ tròn bao quanh. Đó chính là những rãnh xéc măng để lắp các bạc xéc măng vào. Xéc măng nó có 3 cái như thế này:




Nhớ lại cái kim tiêm có cái piston ở trong xi lanh, thì trên pison trong kim tiêm hay có cái miếng cao su đen đen trên thân để làm kín nước hay không khí đây, thì cũng giống như ở đây người ta dùng xéc măng để làm kín khí hoặc dầu nhớt) Thường mỗi piston có 3 xéc măng, 2 cái trên cùng là xéc măng khí (để ngăn khí lọt xuống dưới) và 1 xéc măng dầu ở dưới dùng (cái mà có cái lò xo xoắn xoắn bên trong đó), để ngăn dầu nhớt bôi trơn ở bên dưới lên trên. Còn dầu nhớt nó đâu ra thì chúng ta tìm hiểu sau.

Thanh truyền (tay biên, tay dên)
Thường làm bằng thép các bon
thanh truyền



Các bạn sẽ thấy nó có 2 đầu, đầu to và đầu nhỏ. Lưu ý mỗi đầu to nhỏ hình tròn sẽ có các bạc lót (to nhỏ) ở bên trong. Đầu nhỏ sẽ gắn vào dưới piston thông qua 1 cái chốt ngang. Còn đầu to sẽ ôm vào chốt khuỷu trên trục khuỷu. Cần có bạc lót ở đầu to và nhỏ để khi thanh truyền chuyển động quay và tịnh tiến quanh chốt piston và trục khuỷu được trơn tru và ko bị ma sát mài mòn. Ở đầu to ngoài dùng bạc lót, người ta có thể dùng vòng bi (gọi mỹ miều theo kiểu kỹ thuật là bạc đạn).
bạc lót đầu to


 
Các bác cần biết những cái này, bởi thanh truyền (tay biên, tay dên) này có thể bị gãy, cong do thủy kích (đừng search thủy kích là gì, tìm hiểu sau) hay các bác ra tiệm, mấy cụ thợ bảo là máy bị lột dên thì có nghĩa là cái đầu bạc lót này bị mài mòn như kiểu bị lột da, làm cho chuyển động quay của nó khục khặc, ko trơn tru nữa. (Cái này e sẽ nói tới trong 1 số bài tới đây)

Trục khuỷu
trục khuỷu



Trục khuỷu thì đơn giản thế này, cũng chưa cần phải tìm hiểu sâu xa tại sao nó có hình dạng kỳ dị vậy. Các bác chỉ biết là nó có hình dạng vậy để quay cho mượt là được. Chỉ để ý cái phần đuôi thường sẽ có 1 cái bánh đà khá là to. Bánh đà này có 2 tác dụng chính: 1 là nó có quán tính (giống như khi các bác tác dụng 1 lực làm quay bánh đà sau đó thả tay ra thì theo quán tính nó vấn quay tiếp), cái quán tính này sẽ giúp trục khuỷu nó quay mượt và đều hơn, vì bình thường nó sẽ quay hơi giật cục 1 tí do thanh truyền nó truyền lực từ tịnh tiến sang chuyển động tròn sẽ có 2 điểm chết trên và dưới (chưa cần hiểu sâu), tác dụng thứ 2 là lúc khởi động máy (bật chìa khóa đề lên), bộ khởi động làm cái bánh đà này quay sẽ tác dụng 1 lực lớn hơn lên trục khuỷu để đẩy các piston hoạt động nhanh chóng, chứ bình thường ko có bánh đà, các bác thử lấy tay quay trục khuỷu xem có nặng ko?

Phần đuôi thì dẫn động ra bánh xe, còn phần đầu trục khuỷu, sẽ được gắn thêm bánh răng truyền động và hệ thống dây đai truyền động để chạy máy bơm, máy nén điều hòa, bơm dầu....kiểu kết hợp luôn, chứ ko phải là bơm nước, bơm dầu, máy nén điều hòa dùng điện acquy đâu nhé.


4.Hoạt động của động cơ

Nhìn nó hoạt động mượt thế nhưng người ta chia làm 4 giai đoạn là Hút, Nén, Nổ, Xả. Trước khi nói sâu hơn, các bác lưu ý là khi động cơ ngừng chuyển động thì các piston nó có thể đang nằm ở kỳ hút, hoặc nén hoặc xả tùm lum trong đó. Chúng ta bật chìa khóa khởi động, acquy sẽ khởi động bộ khởi động để làm quay cái bánh đà, bánh đà sẽ quay trục khuỷu để lấy đà cho các piston chuyển động. Xong nhiệm vụ thì bộ khởi động hết tác dụng. Và khi các piston quay rồi thì tự nó đã hoạt động được rồi.

Lưu ý thêm người ta nhắc đến cái điểm chết trên (ĐCT) và điểm chết dưới (ĐCD) là hai cái điểm cao nhất và thấp nhất của piston khi chuyển động lên xuống.
Mỗi xi lanh chứa 1 piston thông thường có 2 xu páp: nạp và xả (tương ứng màu đỏ và xanh da trời ở trên), nó chẳng qua giống như cái nắp ngược để đóng mở giúp cho khí và nhiên liệu ra vào mà thôi.

Kỳ hút
Theo quán tính từ bánh đà của trục khuỷu, piston sẽ chuyển động trong xi lanh đi từ ĐCT xuống ĐCD, xu páp nạp sẽ mở ra để hỗn hợp không khí và nhiên liệu đi vào buồng đốt (buồng đốt là khoảng ko giữa piston và xi lanh cũng với phần nắp máy phía trên đấy). Lưu ý 1 chút là không khí nó tự đi vào do sự giảm áp suất trong buồng đốt (các bác kéo cái piston trong kim tiêm lên thì tự nó hút ko khí vào đấy), còn nhiên liệu đc phun vào bởi cái vòi phun đặt cạnh xupap nạp, 2 cái tự hòa trộn với nhau trong buồng đốt. Cái này e sẽ phân tích cụ tỷ trong bài về hệ thộng nạp nhiên liệu nhé. Giờ thì kệ bà nó đi.

Kỳ nén
Piston đi từ dưới lên trên nén ép hỗn hợp khí và nhiên liệu lại dưới áp suất cao. Cả xu pap nạp và xả đều đóng
Kỳ nổ
Khi piston đi lên ĐCT thì bugi đánh tia lửa điện làm hỗn hợp nhiện liệu không khí cháy dưới áp suất cao đẩy piston xuống dưới, đây là kỳ duy nhất sinh công, các kỳ khác là chuyển động theo quán tính thoi.
Kỳ xả
Khi piston bị đậy xuống dưới, theo quán tính lại nẩy lên trên, lúc này sẽ đẩy khí xả ra ngoài, xu páp xả mở ra để đẩy ra ngoài, qua ống xả và ra cái mà các bác gọi là khói xe đấy

Chu trình cứ thế lặp đi lặp lại. Lưu ý các xu páp được dẫn động bởi 1 cái trục cam nằm ngang phái trên cùng, trên trục cam người ta gắn các con đội ngay phía trên xupap. Trục cam này lại được dẫn động thông qua dây curoa, dây xích từ dưới trục khuỷu lên.
 
Còn tiếp...

Hồ sơ học lái xe

 Bạn muốn học lái xe ô tô hạng B2 điều đầu tiên là bạn cần tìm hiểu về trung tâm đào tạo lái xe, quy mô và sự uy tín của Trung tâm có được tốt không ? Việc tổ chức học lái xe tập trung tại các Tung tâm đào tạo lái xe theo chương trình quy định của Bộ giao thông không ? Kỳ thi sát hạch lái xe ô tô do cục đường bộ tổ chức. Trung tâm đào tạo lái xe Đào Vũ xin hướng dẫn các bạn quy trình từ khi đăng ký hồ sơ học lái xe đến khi thi sát hạch và nhận bằng lái.

Thời gian học bằng B2 là 3 tháng, học bằng C là 6 tháng, nâng hạng từ bằng B2 đến C là 3 tháng.

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ học lái xe và đăng ký:

– Học viên đủ tuổi lái xe ô tô theo quy định của luật pháp.

– Học viên không bị thương tật, dị tật không thể điều khiển xe ô tô, nói đơn giản bạn cần đủ sức khỏe để lái một chiếc ô tô.

– Mỗi học viên phô tô 02 chứng minh thư không cần công chứng.

– Mỗi học viên chụp 12 ảnh thẻ loại kích cỡ 3×4, theo quy định nền ảnh màu xanh đậm, khi chụp thì mặc áo có cổ.

– Giấy khám sức khỏe Trung tâm sẽ làm cho học viên miễn phí.


Bước 2: Chuẩn bị học phí học lái xe ô tô:
Hồ sơ học lái xe theo thứ hạng bằng lái mà có mức học phí tương ứng.
Đối với bằng lái xe ô tô hạng B2 mức học phí tại trung tâm là 6,7 triệu đồng.
Đối với bằng C, D, còn tùy theo bạn học thẳng bằng C hay D hoặc bạn học nâng từ bằng B2 lên bằng C, hoặc từ bằng C lên bằng D mà có mức học phí thích hợp. Về các bằng này bạn liên hệ với trung tâm để biết chi tiết về học phí. Tôi chắc chắn mức học phí tại trung tâm chúng tôi rất ưu đãi cho học viên.
Học phí nộp kèm theo hồ sơ đăng ký học và thi bằng lái xe ô tô để trung tâm xếp lịch học kịp thời.

 
Học lái xe ô tô tại Hà Nội

Bước 3: Nội dung học và thi lấy bằng lái xe ô tô:
Học lý thuyết: Phần lý thuyết học chủ yếu về luật giao thông đường bộ để có thể nắm chắc và thông thạo luật khi lái xe trên đường bạn nên học kỹ phần này, sẽ rất có ích cho bạn. Ngoài ra bạn được học về kỹ thuật cơ bản xe ô tô, đạo đức của người lái xe đối với cộng đồng và xã hội.
Học thực hành: Thực hành lái xe trên bãi tập, lái xe theo sa hình đường phố như đi trên đường. Bạn cũng được đào tạo lái xe đường trường. Gần kỳ thi bạn có hai ngày tập đi xe chip (xe có gắn chíp điện tử dùng để thi sát hạch) để có thể thi hiệu quả hơn.

Tham khảo: trung tâm đào tạo lái xe tại Hà Nội
Thi chứng chỉ và sát hạch lấy bằng: Trung tâm tổ chức thi và cấp chứng chỉ cho học viên ngay tại trung tâm, phần thì này chủ yếu để sát hạch những gì các bạn học được tại trung tâm nên bạn k cần lo lắng nhiều. Sau đó là kỳ thi sát hạch lái xe lý thuyết và thực hành do cục đường bộ tổ chức, thi chắc nghiệm lý thuyết, lái xe chip thực hành trên sa hình.

Nếu bạn đỗ có giấy hẹn sau 10 đến 15 ngày bạn nhận bằng và hồ sơ học lái xe bản gốc từ trung tâm, nhớ giữ hồ sơ này cẩn thận phòng trường hợp mất bằng, hỏng bằng lái xe ô tô còn dùng để làm bằng lại.

Bạn cũng có thể tham khảo thêm thủ tục đổi bằng lái xe ô tô tại Hà Nội nếu có nhu cầu đổi bằng lái xe từ loại bằng cũ sang loại bằng mới, hoặc nâng hạng bằng lái cao hơn.

TRUNG TÂM CÓ NGƯỜI THU HỒ SƠ TẠI NHÀ HỌC VIÊN, LIÊN HỆ: 0975 271 987

Thứ Năm, 14 tháng 1, 2016

Cách cầm vô lăng và điều chỉnh ghế lái đúng nhất

Một trong những "lỗi" thông thường nhất của các bác tài là cách cầm vô lăng sai vị trí. Tại sao lại có quá nhiều người làm cầm sai như vậy? đối với nhiều người có thể đây là thói quen mà họ khó có thể thay đổi được, nhưng thậm chí có cả những người mới biết điều khiển xe cũng không cầm đúng cách sau khóa học lái xe ô tô.

Nếu làm đúng phương pháp sau, bạn sẽ lái xe tốt hơn, đỡ mỏi tay hơn khi lái và cũng có thể trách được thương tích khi gặp phải. Lỗi thông thường là gì? Đó là vị trí đặt tay trên vô lăng (bạn hãy tưởng tượng vô lăng là một chiếc đồng hồ). Có phải bạn là một trong số những người được dạy cách đặt tay ở vị trí "10 giờ" và "2 giờ" trên vô lăng? Nếu bạn lái xe một tay và đặt tay trên đầu vô lăng ở vị trí "12 giờ" hay cuối vô lăng ở vị trí "6 giờ"? Tất cả vị trí đặt tay lái nêu trên đều không hiệu quả khi điều khiển xe đời mới hiện nay. Bạn ngạc nhiên chăng? Chúng ta hãy tìm hiểu tại sao và đặt tay trên vô lăng như thế nào để có hiệu quả nhất. Kể từ khi xe ô tô ra đời, đã có rất nhiều lý thuyết khác nhau về cách đặt tay trên vô lăng như thế nào cho đúng.

Tuy nhiên, có một quy tắc kiên định không thay đổi là phải điều khiển vô lăng bằng hai tay. Điều này sẽ cho phép bạn điều khiển xe tốt nhất và sẵn sàng xử lý các tình huống khẩn cấp khi đang lái xe. Nhưng bạn đặt tay ở đâu trên vô lăng? Theo lời khuyên về cách đặt tay trên vô lăng, tay trái đặt ở vị trí khoảng từ 7 đến 9 và tay phải ở vị trí khoảng từ 5 đến 3. Bạn sẽ cảm thấy hơi "lạ" khi đặt tay ở vị trí quá thấp như vậy, thực tế với vị trí này bạn có thể điểu khiển xe rất hiệu quả. Đặt tay ở vị trí thấp sẽ giúp bạn tránh đánh tay lái quá trớn khi gặp sự cố khẩn cấp, thường sẽ làm cho xe quay tròn, trượt và có thể lật xe.

Vị trí mới này khá tốt theo quan điểm của khoa nghiên cứu về lao động. Bằng cách giữ cho tay ở vị trí thấp hơn và cẳng tay cong ít hơn, vai và lưng của bạn sẽ đỡ mỏi và thoải mái hơn. Điều quan trọng nhất nếu vô lăng có thiết kế túi hơi an toàn, đặt tay ở vị trí thấp sẽ giúp bạn giảm thiểu thương tích khi túi hơi bung ra. Khi túi hơi bung ra, nó hoạt động chỉ trong chớp mắt với một lực rất lớn. Nếu bạn đặt tay ở vị trí cao, túi hơi có thể bung mạnh vào mặt bạn và có thể gây nứt hoặc gãy xương tay. Giữ tay ở vị trí thấp có nghĩa tay của bạn sẽ ít bị thương tích hơn.
dạy lái xe ô tô


Sẽ không còn sử dụng đánh chéo tay khi cua Theo phương pháp "mới" về vị trí đặt tay này thì bạn cũng cần phải thay đổi cách đánh tay lái khi cua. Trong quá khứ, các khóa học thường dạy cách đánh chéo tay khi cua, có nghĩa là tay của bạn sẽ đưa cao lên khi cua xe. Thay vào đó bạn sử dụng phương pháp "lê" vô lăng hay được biết như phương pháp "đẩy kéo", phương pháp này được sử dụng phổ biến ở Châu Âu. Về cơ bản phương pháp này sẽ giúp bạn điểu khiển tay lái cũng giống như khi chạy thẳng, bằng cách tay này đẩy lên trong khi tay kia kéo xuống.

Không nên ôm vô lăng quá sát

Còn một điều khá quan trọng nữa là vị trí ngồi lái xe như thế nào cho đúng. Nếu bạn ngồi quá gần vô lăng, bạn sẽ gặp rủi ro khi túi hơi an toàn bung ra. Nếu bạn đã từng xem cuộc thủ nghiệm xe bị tông, người nộm bị đẩy ra phía sau khi túi hơi an toàn bung ra. Sự thật nó có thể rất nguy hiểm nếu bạn ngồi quá sát với vô lăng bởi bạn sẽ bị thương nặng hơn ở tư thế ngồi không đúng này. Để xác định một vị trí ngồi lý tưởng, đầu tiên bạn hãy chỉnh ghế di chuyển ra phía sau trong khi đó chân của bạn vẫn thoải mái điểu khiển được các bàn đạp. Kế tiếp điểu khiển cho lưng ghế hơi ngửa ra. Giữ khoảng cách vị trí giữa vô lăng và ngực bạn là 250 mm.

Nếu vô lăng có thể điều chỉnh được độ nghiên, bạn hãy điều chỉnh xuống ở vị trí túi hơi an toàn hướng vào ngực thay vì hướng vào đầu hay cổ khi nó bung ra. Nếu lần tới bạn thử đặt tay trên vô lăng theo kiểu mới, có thể bạn sẽ thấy bất tiện và không được thoải mái cho mấy, vì tôi cũng đã có cảm giác như vậy khi đổi cách cầm vô lăng. Nhưng dần dần bạn cũng sẽ quen và khi đó bạn sẽ cảm thấy thoải mái và an toàn hơn khi lái xe trên đường dài.
Xem thêm: hồ sơ học lái xe ô tô


Chúc các bác lái xe an toàn.

Thứ Ba, 12 tháng 1, 2016

Xử lý vi phạm đào tạo lái xe trái phép tràn lan



Hiện nay, việc tổ chức thi hộ, thiếu giáo viên, cơ sở vật chất giảng dạy… là những sai phạm nghiêm trọng trong việc đào tào và cấp giấy phép lái xe mà thanh tra Bộ Giao thông Vận tải đã phát hiện tại 5 tỉnh thành phía Nam. Chiều 31/5, Thanh tra Bộ Giao thông Vận tải đã công bố kết luận thanh tra về công tác đào tạo lái xe ô tô, sát hạch và cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ của các trung tâm sát hạch lái xe tại 5 tỉnh thành phía Nam gồm TP HCM, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Bến Tre và Hậu Giang. 
đào tạo lái xe

Theo lời ông Nguyễn Văn Huyện, Chánh thanh tra Bộ GTVT,  sau thời gian thanh tra phát hiện công tác dạy và thi lý thuyết tại 5 tỉnh thành phía Nam "có vấn đề, còn nhiều sai phạm". Trong đó, một số đơn vị tổ chức đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe còn thiếu xe tập lái như Trung tâm đào tào và thực nghiệm cơ giới trường Cao đẳng Giao thông Vận tải III; trường Cao đẳng Giao thông Vận tải TP HCM; Trung tâm dạy nghề Đồng Tiến và trường Trung cấp nghề số 7 – Bộ Quốc phòng. Nhiều cơ sở thiếu phòng học, sân tập như Trung tâm dạy nghề bán công Sài Gòn Tourist, Trung tâm dạy nghề tư thục lái xe Trường An, Phân hiệu 3 – trường Trung cấp dạy nghề khu vực đồng bằng Sông Cửu Long.
Chánh thanh tra Bộ đã lập biên bản và ra quyết định xử phạt 7,5 triệu đồng và đình chỉ đào tạo lớp lái xe ôtô (khóa CK01/2013) của trường Trung cấp nghề Giao thông Vận tải Đồng Tháp vì đã tổ chức đào tạo không theo chương trình không đúng thời gian quy định. 

Trong quá trình thanh tra, cơ quan chức năng cũng phát hiện một số trường hợp thi hộ bằng lái xe môtô tại Trường Trung cấp nghề số 7 (TP HCM) và đã giao cho công an phường xử lý. Về công tác cấp giấy phép đào tạo, Sở Giao thông Vận tải Hậu Giang đã cấp giấy phép lái xe môtô hạng A2 trong khi cơ sở đào tạo chưa có giáo viên và xe tập lái hạng này. Còn Sở Giao thông Bến Tre lại cấp phép đào tạo cho các trung tâm ở một số huyện không đủ điều kiện về sân tập lái. 

Về hướng xử lý các sai phạm, Thanh tra Bộ Giao thông Vận tải đề nghị Tổng cục Đường bộ đình chỉ tuyển sinh đào tạo lái xe ôtô đối với phân hiệu 3 Hậu Giang – trường Trung cấp nghề khu vực đồng bằng sông Cửu Long cho đến khi đơn vị này có sân tập lái đúng quy định và củng cố công tác đào tạo, giáo vụ. Tại TP HCM, Thanh tra Bộ cũng đề nghị đình chỉ tuyển sinh đào tạo giấy phép lái xe đối với Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp (Trường ĐH SPKT TP HCM) do sân tập lái không đủ điều kiện và giấy phép đào tạo đã hết hạn. 

Bên cạnh đó, lực lượng thanh tra cũng đề nghị hạ lưu lượng đào tạo lái xe ôtô đối với Trung tâm đào tạo và thực nghiệm cơ giới (trường Cao đẳng Giao thông Vận tải III) từ 850 học viên/năm xuống 716 và 430 học viên/năm xuống 370 học viên năm đối với Trung tâm dạy nghề Đồng Tiến. Thanh tra Bộ cũng yêu cầu Sở Giao thông TP HCM đình chỉ tuyển sinh đào tạo giấy phép lái xe hạng A1 đối với 3 đơn vị tổ chức đào tạo vì có nhiều sai phạm. 

Theo Thanh tra Bộ Giao thông Vận tải, hiện cả nước có 330 cơ sở đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe cơ giới nhưng có quá nhiều bất cập, gây bức xúc cho người dân, góp phần làm gia tăng tai nạn giao thông. 
đào tạo lái xe1

Tại buổi làm việc với Ủy ban An toàn Giao thông quốc gia mới đây, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã lưu ý các bộ, ngành liên quan cần đẩy mạnh công tác chống tiêu cực và xử lý nghiêm vụ việc tiêu cực ở các lĩnh vực như hướng dẫn học lái xe ô tô, đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe; đăng ký, đăng kiểm phương tiện. 

Theo Nghị quyết số 88, Chính phủ đã yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải phải đẩy mạnh thực hiện các biện pháp để nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo, sát hạch lái xe; tiếp tục hoàn thiện giáo trình đào tạo, quy trình sát hạch lái xe; tăng cường công tác giám sát các kỳ sát hạch.