Thứ Năm, 14 tháng 1, 2016

Cách cầm vô lăng và điều chỉnh ghế lái đúng nhất

Một trong những "lỗi" thông thường nhất của các bác tài là cách cầm vô lăng sai vị trí. Tại sao lại có quá nhiều người làm cầm sai như vậy? đối với nhiều người có thể đây là thói quen mà họ khó có thể thay đổi được, nhưng thậm chí có cả những người mới biết điều khiển xe cũng không cầm đúng cách sau khóa học lái xe ô tô.

Nếu làm đúng phương pháp sau, bạn sẽ lái xe tốt hơn, đỡ mỏi tay hơn khi lái và cũng có thể trách được thương tích khi gặp phải. Lỗi thông thường là gì? Đó là vị trí đặt tay trên vô lăng (bạn hãy tưởng tượng vô lăng là một chiếc đồng hồ). Có phải bạn là một trong số những người được dạy cách đặt tay ở vị trí "10 giờ" và "2 giờ" trên vô lăng? Nếu bạn lái xe một tay và đặt tay trên đầu vô lăng ở vị trí "12 giờ" hay cuối vô lăng ở vị trí "6 giờ"? Tất cả vị trí đặt tay lái nêu trên đều không hiệu quả khi điều khiển xe đời mới hiện nay. Bạn ngạc nhiên chăng? Chúng ta hãy tìm hiểu tại sao và đặt tay trên vô lăng như thế nào để có hiệu quả nhất. Kể từ khi xe ô tô ra đời, đã có rất nhiều lý thuyết khác nhau về cách đặt tay trên vô lăng như thế nào cho đúng.

Tuy nhiên, có một quy tắc kiên định không thay đổi là phải điều khiển vô lăng bằng hai tay. Điều này sẽ cho phép bạn điều khiển xe tốt nhất và sẵn sàng xử lý các tình huống khẩn cấp khi đang lái xe. Nhưng bạn đặt tay ở đâu trên vô lăng? Theo lời khuyên về cách đặt tay trên vô lăng, tay trái đặt ở vị trí khoảng từ 7 đến 9 và tay phải ở vị trí khoảng từ 5 đến 3. Bạn sẽ cảm thấy hơi "lạ" khi đặt tay ở vị trí quá thấp như vậy, thực tế với vị trí này bạn có thể điểu khiển xe rất hiệu quả. Đặt tay ở vị trí thấp sẽ giúp bạn tránh đánh tay lái quá trớn khi gặp sự cố khẩn cấp, thường sẽ làm cho xe quay tròn, trượt và có thể lật xe.

Vị trí mới này khá tốt theo quan điểm của khoa nghiên cứu về lao động. Bằng cách giữ cho tay ở vị trí thấp hơn và cẳng tay cong ít hơn, vai và lưng của bạn sẽ đỡ mỏi và thoải mái hơn. Điều quan trọng nhất nếu vô lăng có thiết kế túi hơi an toàn, đặt tay ở vị trí thấp sẽ giúp bạn giảm thiểu thương tích khi túi hơi bung ra. Khi túi hơi bung ra, nó hoạt động chỉ trong chớp mắt với một lực rất lớn. Nếu bạn đặt tay ở vị trí cao, túi hơi có thể bung mạnh vào mặt bạn và có thể gây nứt hoặc gãy xương tay. Giữ tay ở vị trí thấp có nghĩa tay của bạn sẽ ít bị thương tích hơn.
dạy lái xe ô tô


Sẽ không còn sử dụng đánh chéo tay khi cua Theo phương pháp "mới" về vị trí đặt tay này thì bạn cũng cần phải thay đổi cách đánh tay lái khi cua. Trong quá khứ, các khóa học thường dạy cách đánh chéo tay khi cua, có nghĩa là tay của bạn sẽ đưa cao lên khi cua xe. Thay vào đó bạn sử dụng phương pháp "lê" vô lăng hay được biết như phương pháp "đẩy kéo", phương pháp này được sử dụng phổ biến ở Châu Âu. Về cơ bản phương pháp này sẽ giúp bạn điểu khiển tay lái cũng giống như khi chạy thẳng, bằng cách tay này đẩy lên trong khi tay kia kéo xuống.

Không nên ôm vô lăng quá sát

Còn một điều khá quan trọng nữa là vị trí ngồi lái xe như thế nào cho đúng. Nếu bạn ngồi quá gần vô lăng, bạn sẽ gặp rủi ro khi túi hơi an toàn bung ra. Nếu bạn đã từng xem cuộc thủ nghiệm xe bị tông, người nộm bị đẩy ra phía sau khi túi hơi an toàn bung ra. Sự thật nó có thể rất nguy hiểm nếu bạn ngồi quá sát với vô lăng bởi bạn sẽ bị thương nặng hơn ở tư thế ngồi không đúng này. Để xác định một vị trí ngồi lý tưởng, đầu tiên bạn hãy chỉnh ghế di chuyển ra phía sau trong khi đó chân của bạn vẫn thoải mái điểu khiển được các bàn đạp. Kế tiếp điểu khiển cho lưng ghế hơi ngửa ra. Giữ khoảng cách vị trí giữa vô lăng và ngực bạn là 250 mm.

Nếu vô lăng có thể điều chỉnh được độ nghiên, bạn hãy điều chỉnh xuống ở vị trí túi hơi an toàn hướng vào ngực thay vì hướng vào đầu hay cổ khi nó bung ra. Nếu lần tới bạn thử đặt tay trên vô lăng theo kiểu mới, có thể bạn sẽ thấy bất tiện và không được thoải mái cho mấy, vì tôi cũng đã có cảm giác như vậy khi đổi cách cầm vô lăng. Nhưng dần dần bạn cũng sẽ quen và khi đó bạn sẽ cảm thấy thoải mái và an toàn hơn khi lái xe trên đường dài.
Xem thêm: hồ sơ học lái xe ô tô


Chúc các bác lái xe an toàn.

Thứ Ba, 12 tháng 1, 2016

Xử lý vi phạm đào tạo lái xe trái phép tràn lan



Hiện nay, việc tổ chức thi hộ, thiếu giáo viên, cơ sở vật chất giảng dạy… là những sai phạm nghiêm trọng trong việc đào tào và cấp giấy phép lái xe mà thanh tra Bộ Giao thông Vận tải đã phát hiện tại 5 tỉnh thành phía Nam. Chiều 31/5, Thanh tra Bộ Giao thông Vận tải đã công bố kết luận thanh tra về công tác đào tạo lái xe ô tô, sát hạch và cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ của các trung tâm sát hạch lái xe tại 5 tỉnh thành phía Nam gồm TP HCM, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Bến Tre và Hậu Giang. 
đào tạo lái xe

Theo lời ông Nguyễn Văn Huyện, Chánh thanh tra Bộ GTVT,  sau thời gian thanh tra phát hiện công tác dạy và thi lý thuyết tại 5 tỉnh thành phía Nam "có vấn đề, còn nhiều sai phạm". Trong đó, một số đơn vị tổ chức đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe còn thiếu xe tập lái như Trung tâm đào tào và thực nghiệm cơ giới trường Cao đẳng Giao thông Vận tải III; trường Cao đẳng Giao thông Vận tải TP HCM; Trung tâm dạy nghề Đồng Tiến và trường Trung cấp nghề số 7 – Bộ Quốc phòng. Nhiều cơ sở thiếu phòng học, sân tập như Trung tâm dạy nghề bán công Sài Gòn Tourist, Trung tâm dạy nghề tư thục lái xe Trường An, Phân hiệu 3 – trường Trung cấp dạy nghề khu vực đồng bằng Sông Cửu Long.
Chánh thanh tra Bộ đã lập biên bản và ra quyết định xử phạt 7,5 triệu đồng và đình chỉ đào tạo lớp lái xe ôtô (khóa CK01/2013) của trường Trung cấp nghề Giao thông Vận tải Đồng Tháp vì đã tổ chức đào tạo không theo chương trình không đúng thời gian quy định. 

Trong quá trình thanh tra, cơ quan chức năng cũng phát hiện một số trường hợp thi hộ bằng lái xe môtô tại Trường Trung cấp nghề số 7 (TP HCM) và đã giao cho công an phường xử lý. Về công tác cấp giấy phép đào tạo, Sở Giao thông Vận tải Hậu Giang đã cấp giấy phép lái xe môtô hạng A2 trong khi cơ sở đào tạo chưa có giáo viên và xe tập lái hạng này. Còn Sở Giao thông Bến Tre lại cấp phép đào tạo cho các trung tâm ở một số huyện không đủ điều kiện về sân tập lái. 

Về hướng xử lý các sai phạm, Thanh tra Bộ Giao thông Vận tải đề nghị Tổng cục Đường bộ đình chỉ tuyển sinh đào tạo lái xe ôtô đối với phân hiệu 3 Hậu Giang – trường Trung cấp nghề khu vực đồng bằng sông Cửu Long cho đến khi đơn vị này có sân tập lái đúng quy định và củng cố công tác đào tạo, giáo vụ. Tại TP HCM, Thanh tra Bộ cũng đề nghị đình chỉ tuyển sinh đào tạo giấy phép lái xe đối với Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp (Trường ĐH SPKT TP HCM) do sân tập lái không đủ điều kiện và giấy phép đào tạo đã hết hạn. 

Bên cạnh đó, lực lượng thanh tra cũng đề nghị hạ lưu lượng đào tạo lái xe ôtô đối với Trung tâm đào tạo và thực nghiệm cơ giới (trường Cao đẳng Giao thông Vận tải III) từ 850 học viên/năm xuống 716 và 430 học viên/năm xuống 370 học viên năm đối với Trung tâm dạy nghề Đồng Tiến. Thanh tra Bộ cũng yêu cầu Sở Giao thông TP HCM đình chỉ tuyển sinh đào tạo giấy phép lái xe hạng A1 đối với 3 đơn vị tổ chức đào tạo vì có nhiều sai phạm. 

Theo Thanh tra Bộ Giao thông Vận tải, hiện cả nước có 330 cơ sở đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe cơ giới nhưng có quá nhiều bất cập, gây bức xúc cho người dân, góp phần làm gia tăng tai nạn giao thông. 
đào tạo lái xe1

Tại buổi làm việc với Ủy ban An toàn Giao thông quốc gia mới đây, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã lưu ý các bộ, ngành liên quan cần đẩy mạnh công tác chống tiêu cực và xử lý nghiêm vụ việc tiêu cực ở các lĩnh vực như hướng dẫn học lái xe ô tô, đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe; đăng ký, đăng kiểm phương tiện. 

Theo Nghị quyết số 88, Chính phủ đã yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải phải đẩy mạnh thực hiện các biện pháp để nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo, sát hạch lái xe; tiếp tục hoàn thiện giáo trình đào tạo, quy trình sát hạch lái xe; tăng cường công tác giám sát các kỳ sát hạch.

Kinh nghiệm đi xe ô tô an toàn khi thời tiết mưa phùn



Thời tiết cuối đông – đầu xuân ở Hà Nội thường mưa phùn rất nhiều. Điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến quá trình giao thông đường bộ, nếu không cẩn thận, lái xe sẽ rất có thể sẽ tai nạn trên đường vì chứng thời tiết này. Những lưu ý cho người mới tập lái xe ô tô khi gặp trời mưa phùn dưới đây sẽ rất có ích cho lái xe trước khi tham gia giao thông. Dưới đây là một số kinh nghiệm đi xe ô tô an toàn khi gặp thời tiết mưa phùn của trung tâm đào tạo lái xe Đào Vũ.

Chuẩn bị trước khi ra đường

Việc kiểm tra xe ô tô trước khi ra đường hết sức quan trọng. Hãy đảm bảo rằng hệ thống chiếu sáng như đèn pha, đèn chiếu sau, đèn xi-nhan và phanh đều đảm bảo hoạt động tốt. Đèn hoạt động tốt, đủ sáng sẽ giúp xe chạy cùng chiều và xe phía trước dễ dàng nhận biết có xe đang chạy phía trước hoặc đối diện. Ngoài ra, luôn luôn phải sử dụng gương chiếu hậu để tăng khả năng quan sát khi mặc áo mưa.
Trước khi ra ngoài khi trời đang mưa phùn, nên chuẩn bị sẵn một số vật dụng như khăn vải có khả năng thấm nước tốt để có thể dễ dàng lau kính.
kiểm tra ô tô trước khi khởi hành


Bật đèn và đi tốc độ chậm 
Khi trời mưa, hầu như ai cũng muốn đi nhanh để khỏi bị ướt và bẩn, chính vì tâm lý này mà nguy cơ xảy ra va chạm khi trời mưa thường tăng cao. Để tránh những tai nạn không đáng có, người điều khiển xe nên bật đèn “cos”, đi chậm và chú ý quan sát trước khi chuyển hướng như bật xi nhan, nhìn qua gương hay quan sát trực tiếp.
Ngoài ra để tăng khả năng quan sát trong thời triền mưa phùn, chúng ta cũng có thể dán đề can phản quang lên xe và đề can vàng vào chóa đèn để tăng khả năng chiếu sáng.
Các “xế” đường trường lên Mộc Châu, vào những ngày nhiều sương giá hoặc mưa phùn, thường dán đèn để tăng khả năng chiếu ánh sáng vàng dễ nhìn.
 
Không phanh gấp, nên dùng cả hai phanh
Bên cạnh đó cũng nên hạn chế bóp phanh trước. Vì đường trơn, nếu chỉ dùng phanh trước thì sẽ rất nguy hiểm, dễ ngã. Do đó. người lái nên sử dụng phanh cả hai bên.

Giữ khoảng cách lái xe
Trời mưa phùn nên đường rất trơn, lỗi thường gặp khi lái xe ô tô thường là việc xử lý giảm tốc độ cũng sẽ chậm hơn. Vì vậy nên đi lệch đuôi của xe phía trước và giữ khoảng cách.Việc phanh giảm tốc độ cũng nên thực hiện sớm hơn, tránh những pha phanh gấp để bị trượt bánh.

Mặc áo mưa đúng cách
Đi trời mưa nên mặc áo mưa nhưng có một số loại áo mưa lại là một trong những nguyên nhân gây cản trở tầm nhìn, mặc áo mưa không đúng cách cũng có thể gây tai nạn. 
Ví dụ như áo mưa cánh dơi. Mọi người thường có thói quen phủ tà trước lên tay lái. Việc làm này giúp người điều khiển xe không phải thò tay ra ngoài, giảm thiểu ẩm ướt cát bẩn. Tuy nhiên tà áo mưa thường cản trở việc đánh lái, khó xử lý, tăng nguy cơ tai nạn. Việc trùm mũ áo mưa cũng gây hạn chế tầm nhìn.
Vì gậy người lái xe nên mặc áo mưa bộ giúp điều khiển xe dễ dàng và quan trọng nhất là tầm quan sát không bị hạn chế.

Rửa xe sau khi sử dụng
Sau khi sử dụng xe trong trời mưa phùn, hãy luôn rửa qua chiếc xe của bạn để tránh bị hiện tượng rỉ sét cũng như rửa sạch hệ thống phanh nhằm loại bỏ mọi đất cát và bùn bẩn có thể bám vào hệ thống phanh.